Tag: mindset

[Tản mạn] Flare-on 2016, tình đời và tình người

screenshot-2016-flare-on-com-2016-10-13-14-28-19

Đối với tôi, mùa thu năm nào cũng thế, thật là đẹp nhưng buồn như chó cắn. Cứ có cái bộn bề bức bối mà không biết tiết phát vào đâu. May mà có cái giải Flare-on, để mà tôi đâm đầu vào chơi cho quên mẹ nó cuộc đời. Rồi thì cũng xong, cũng bon chen giật được một cái huy hiệu đặng về chơi tết cho nó hoành, chỉ nghĩ đến cái viến cảnh mang chiếc huy hiệu về khoe với gia đình, được nhận cái vỗ vai đầy tự hào của cha, và khóe mắt long lanh hàng lệ vì hạnh phúc của mẹ, rồi thì những đứa trẻ trong xóm bám đuôi và tung hô như một vị anh hùng, bà con cô bác xóm giềng ra tươi cười chào đón, và em – cô gái ấy – nhìn tôi với ánh mắt đầy xao xuyến, nửa mừng vui, nửa the thẹn ngại ngùng… Ôi chao, chỉ vậy thôi là đã có tinh thần rồi. Không, hi vọng đó là tôi của ngày sau, chứ không phải là tôi của hiện tại. Xin lỗi, tôi ôm cua hơi rộng. Đại để là thi xong rồi định viết một seríes writeup thật là hoành để làm màu và lấy số, nhưng đọc lại được bài viết của anh Kiên và anh Sẻ, tôi cũng tự nhủ lòng mình rằng sẽ theo bước các đàn anh, viết nên một cái gì đó trầm lắng hơn một chút, ủy mị hơn một chút, để giãi bày cái tâm tư thầm kín che giấu bấy lâu nay. Thêm nữa là, mấy đứa em tôi hay nói “Anh chả có mẹ gì, chỉ toàn làm màu”. Tôi ức lắm, tôi sẽ viết bài này thật tốt, để chứng minh rằng anh trai của chúng nó cũng rất có tiền đồ trong cái sự nghiệp viết văn trào phúng, và các thể loại văn học kích động quần chúng. Ngoài những lúc đê hèn lầy lội ra thì tôi cũng là một người tử tế lắm mà.

Tôi sẽ kể lại câu chuyện của tôi, với mười cô gái đã vội đến vội đi qua đời tôi trong những buổi chiều thu xa vắng ấy. Tôi sẽ viết, viết với “Bảy thơ ca, ba kĩ thuật”, chỉ để muốn nhắn nhủ rằng, khi áp dụng những yếu tố tâm linh vào trong phạm trù kĩ thuật, mọi thứ có vẻ như dễ hiểu hơn hẳn. Có lẽ là vậy.

Challenge 1 – Một chút thoáng qua

Tôi gặp em lần nào chưa nhỉ? Có lẽ là chưa, nhưng cũng có lẽ là rồi, bởi vì tôi thấy em vừa quen vừa lạ. Một cô gái bán hoa nhỏ nhắn và dễ thương, là một điều vừa hoàn hảo, lại vừa thiếu sót, bởi vì em quá tuyệt vời, thế nhưng tiếc cho tôi, và tiếc cho em, chỉ gặp nhau trong thoáng chốc rồi lại tách nhau ra xa mãi mãi. Trong cái khoảng thời gian đó, tôi và em lao vào nhau, nồng nàn và cuồng nhiệt hơn tất thảy, bởi vì ngọn lửa mãnh liệt của tuổi thanh xuân đang thiêu đốt cả hai, khiến tôi và em trở lên điên cuồng và hoang dại. Đó là một khoảnh khắc đê mê và hoan lạc nhất trong cuộc đời, mà tôi sẽ không bao giờ quên. Khi cả hai trần trụi trước mặt nhau, tôi nhận thấy em có một nốt ruồi trên ngực, thứ mà vừa nhìn thấy thôi tôi đã biết ngay em là một người con gái “ĐẢM ĐANG”, và tôi yêu điều đó. Khoảnh khắc dâng trào, mọi thứ như bùng cháy, cuốn trôi đi tất cả mọi thứ trên đời, chỉ còn lại tôi và em … Hai phút sau, tôi lặng lẽ giơ cánh tay mở cửa ban công, rón rén bước ra ngoài rồi châm thuốc hút, để nghĩ về cuộc đời. Tôi quyết định rồi, sắp tới đây tôi sẽ mua sâm về ngậm dần cho quen.

Cách giải: Base64 decođe table, rất dễ để nhận ra, Cờ líp hai phút full không che, một phát đảm bảo lên đỉnh:

import string,base64
std = "ABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWXYZabcdefghijklmnopqrstuvwxyz0123456789+/"
mt = "ZYXABCDEFGHIJKLMNOPQRSTUVWzyxabcdefghijklmnopqrstuvw0123456789+/"
input = "x2dtJEOmyjacxDemx2eczT5cVS9fVUGvWTuZWjuexjRqy24rV29q"
print base64.b64decode(input.translate(string.maketrans(mt, std)))

Challenge 2 – Cô bé ngây thơ

Chà, một cô bé hay nhõng nhẽo và hơi đãng trí. Nhưng chết bỏ mẹ, tôi lại khoái mấy cái kiểu tuổi teen như thế mới khổ chứ, chắc cũng lý giải phần nào trong quá khứ, hồi đó tôi buôn lịch cũng nhiều. Em gấp cho tôi một nghìn con hạc giấy, để trong cái hũ, kiếm một cái hộp bỏ vào rồi khóa thật chặt lại, em giữ cái hộp, đưa cho tôi giữ cái chìa, em nói với tôi “Bao giờ hạc giấy này bay hết ra khỏi cái hộp, thì điều ước của em sẽ thành sự thật”. Tôi cười, bẹo má em một cái và hỏi “Thế em ước điều gì?”, em rúc nhẹ vào lòng tôi và thỏ thẻ nhẹ nhàng “Em ước … các con anh được lớn lên bằng sữa của em”…

Có nghĩa là, hạc giấy sẽ chỉ bay khi tôi mở khóa cho cái hộp. Em muốn đợi tôi, cho đến lúc thành công thì tôi sẽ mang khóa đến trả tự do cho hạc giấy, để hiện thực cho điều ước của em. Thế rồi cái ngày ấy cũng đến, tôi hồ hởi mang chiếc khóa khi xưa đến cho em, nhưng em lắc đầu nói “quên mịa nó cái hộp đấy để đâu rồi”. Thế là tôi lại lục tùng mọi thứ lên, vừa lục vừa hậm hực tự nhủ “Nay ông đến đây rồi, không mở được khóa thì ông cũng quất, chả sợ mẹ gì”. Thế rồi, trời run rủi sao, tôi và em cũng tìm được cái hộp đựng hạc giấy khi xưa, em mở khóa ra thì hạc giấy đâu mất hết, chỉ thấy mỗi một cái chăn con công. Các con tôi thì chưa biết ra sao, nhưng một ai đó lớn lên bằng sữa của em, thì có thật rồi đấy.

Challenge 2: Tìm đúng vị trí đặt file .doc (Briefcase) và patch API CryptEncrypt thành CryptDecrypt.

Challenge 3 – Người lạ

Một người con gái bí ẩn và đầy quyến rũ. Tôi gặp em ở một quán bar, nhìn em rất quý phái, nhưng không kém phần đằm thắm và khêu gợi. Tôi lân la làm quen nói chuyện, nhưng không biết tên em, gặng hỏi thì em không nói mà chỉ mỉm cười, đôi mắt lúng liếng chao qua chao lại và gạt tóc qua một bên để lộ bờ vai trắng ngần và thơm phưng phức. Tôi nuốt nước miếng một cái ực, cố gắng kiềm chế lại một điều gf đó đang trỗi dậy trong người. Một lúc sau do quẩy hơi mạnh, em mệt, lảo đảo đứng dậy ra về, tôi đưa tay ra dìu em. Tóc em lại xõa xuống, để lộ ra phía sau gáy có xăm hình một con bướm nhỏ. Mãi sau này tôi mới biết, tên em là Điệp. Tôi đưa em vào xe tôi, tôi hỏi địa chỉ để tôi đưa em về. Em nói lan man nửa đùa nửa thật là dại khái là “đến nơi nào có bóng dáng em”, làm tôi chạy lòng vòng thấy mệt. Tức mình, tôi chẳng thèm tìm nữa, bẻ lái chạy ngay vào cái Hotel sang chảnh mang tên Hồ Điệp. Chuyện gì đến cũng đến, người đi đường lại nhìn thấy tôi mở cửa ra ban công hút thuốc. Tình cờ nữa là, tôi phát hiển ra rằng khách sạn đó nằm trong chuỗi khách sạn của em, là cái em thích nhất và được đặt theo chính tên em. Em là Việt Kiều về mở vốn kinh doanh chuỗi nhà hàng khách sạn. ĐÚng là oan gia ngõ hẹp, đời tôi lên hương từ đó …

Challenge 3: Tìm đúng tên file và dựa vào đó bruteforce để lấy lại argument. Code C:

#include <stdio.h>
#include <string.h>
#include <stdlib.h>

int checksum(char* s,int len)
{
	int result = 0;
	for(int i=0;i<len;i++)
	{
		result = s[i] + 37*result;
	}
	return result;
}

int sum_table[0x1A] = {
0xEE613E2F, 0xDE79EB45, 0xAF1B2F3D, 0x8747BBD7, 0x739AC49C, 0xC9A4F5AE, 0x4632C5C1, 0xA0029B24,
0xD6165059, 0xA6B79451, 0xE79D23BA, 0x8AAE92CE, 0x85991A18, 0xFEE05899, 0x430C7994, 0x1AB9F36F,
0x70C42481, 0x05BD27CF, 0xC4FF6E6F, 0x5A77847C, 0xDD9277B3, 0x25843CFF, 0x5FDCA944, 0x8EE42896,
0x2AE961C7, 0xA77731DA};

int main()
{
	char* flarestr = "__FLARE On!";
	char* buf;
	int n = 0;
	int len = strlen(flarestr);
	buf = (char*) malloc(len+1);
	memcpy(buf,flarestr,len);
	char b = buf[1];
	char i;
	while(n<0x1B)
	{
		b=b+1;
		for(i=0x20;i<0x80;++i)
		{
			buf[0] = i;
			buf[1] = b;
			if(checksum(buf,len) == sum_table[n])
			{
				printf("%c", i);
				break;
			}
		}
		n = n+1;
	}
	free(buf);
	return 0;
}
//Ohs0pec1alpwd@flare-on.com

(Còn tiếp)

Học nói tiếng Anh

Tôi gặp rất nhiều người bạn, họ đang cố gắng bỏ rất nhiều thời gian ra để học tiếng Anh mỗi ngày, bởi vì bây giờ, hầu như tất cả mọi việc, đều yêu cầu đến phải có trình độ tiếng Anh nhất định. Lúc trước, tôi đã viết một bài, chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh của tôi, các bạn có thể đọc nó ở đây. Thậm chí con em gái tôi, nó ra bờ hồ “bắt Tây”, không biết nó bắt kiểu gì mà đi một buổi, mấy hôm sau thì cụ ba ba ở Hồ Gươm bơi ngửa. Thật hết biết…

Đó mới chỉ là một phần của câu chuyện, về việc đọc và viết tiếng Anh, vậy còn nghe và nói thì sao? Sau khi tôi làm mấy video trước, có một vài người khen tôi “nói tiếng Anh hay thế”, tôi bảo “nói sai chết mẹ đi, hay cái gì mà hay”. Và thực tế là tôi nói sai khá là nhiều, nhưng về cơ bản, tôi có thể nắm bắt ngữ điệu khá là ổn, và tất nhiên, tôi tự tin để nói (tôi cũng không rõ là tự tin hay là liều nữa).

Nhưng nếu bạn thích, thì tiếp tục đọc xuống phần dưới của bài này, nơi tôi sẽ kể với bạn về cái cách luyện nói và luyện nghe của tôi. Cách của tôi không giống thông thường, bởi vì tôi không thích hợp với cái cách học kiểu ngồi bàn giấy, người đọc người viết, nói chung là tôi không thích ngồi trong lớp học, gò bó quá. Bỏ thời gian và tiền bạc ra quá nhiều, đối với tôi thì đó đã là lãng phí.

Và tất nhiên, tôi vẫn giữ nguyên 2 yếu tố thiết yếu này : “Think in English”, và “Grammar is nothing more than a shit”.

Learning by watching

Tôi gặp cũng khá nhiều người, họ học tiếng Anh, và cứ thủ thỉ vào tai nhau là tập nghe, tập nói nên xem mấy series phim truyền hình kiểu “Friends”, “How I met your mother”, “Hannah Montana”, blah blah blah,… Tốt thôi, nếu bạn là một người khoái xem phim. Thế nhưng khi xem phim mà phải mang trong đầu cái suy nghĩ là “mình xem phim này để học tiếng Anh” thì quăng luôn đi, khỏi xem cho khỏe. Và tất nhiên phim ảnh thì không phải ai xem cũng hợp, có người thích, có người không thích, thế nên mấy cái trò rỉ tai như thế, tôi không đề cao. Tôi chỉ dảnh thời gian ra để xem những thứ tôi thích, phim chỉ là phần nhỏ. Ví dụ như, tôi thích tìm hiểu về Linux, thế là tôi lên youtube, tìm vài channel nói về Linux, và bắt đầu xem nó. Thoạt đầu tôi cũng chẳng cần hiểu họ nói gì, thế nên tôi chỉ nghe loáng thoáng, rồi thấy họ thao tác nhoay nhoáy trên màn hình, vừa thao tác vừa nói, thì tôi mới nghĩ “à hóa ra nó nói thế, có nghĩa là sẽ phải thao tác như thế”. Rồi tôi xem lại khoảng 2, 3 lần như thế, vì mỗi clip rất ngắn, khỉ khoảng tầm trên dưới 20 phút cho nên thời gian bỏ ra không quá nhiều. Dần dần tôi quen dần với cách nói của “bọn nước ngoài”, bởi vì cái hay của những clip kiểu như thế là họ nói một cách rất tự nhiên, và dùng rất nhiều tiếng lóng, tiếng đệm, từ nối, hoặc những khoản dừng trong các câu, chứ không phải những câu thoại được dàn dựng sẵn, và tát nhiên, nó rất trực quan bởi vì tôi vừa nghe nói được, vừa nhìn thao tác được, nên sẽ biết nội dung họ muốn truyền đạt là gì, chứ không hẳn là chỉ nghe.

Dần dần tôi lọc ra được một vài channel khá thú vị về Linux:

  • Nixie Pixel: Em này thì khỏi nói rồi, giọng rất ngọt và rất dễ nghe, thích hợp cho anh em nào vừa muốn xem gái, vừa muốn xem trái cây, vừa tìm hiểu Linux, và học tiếng Anh, up video khá thường xuyên, và tất nhiên, rất xinh. Hot girl trong giới Linux. Xem channel này là “nhất cử tam tứ tiện”.
  • Spatry Linux: Ông này thì có phong cách làm video kiểu “cũ cũ bẩn bẩn”, nhưng tôi khá thích vì tôi cũng thuộc dạng “old school”. Giọng khá dễ nghe vì ông ta nói từng từ rất tròn và rõ
  • InfinitelyGalactic: Tay này còn khá trẻ, hay làm bài review, một dạng vlog, chất lượng video rất tốt, nhưng bị cái là nó nói nhanh lắm, nếu không tỉnh là khó nghe được.
  • OSFirstTimer: Tôi mới tìm ra channel này cách đây không lâu, khoảng hơn 1 năm đổ lại, nội dung video khá là bình dị và thân thuộc, kiểu con trai hướng dẫn mẹ/bố cách sử dụng đủ các thứ OS. Cái hay là họ trò chuyện rất tự nhiên, và truyền tải kiến thức theo một cách rất đơn giản, dễ hiểu, giọng khá dễ nghe.
  • Matthew Moore: Một dạng Advance Linux User, nói giọng có vẻ như là American English, rất dễ nghe, nội dung thì cũng thuộc dạng Average đến Advance. Được cái là chăm làm và up video.
  • quidsup: Nếu bạn nghe được cái channel này, thì khả năng của bạn khá tốt rồi đó. Bởi vì ông này nói theo 1 cái ngữ điệu rất là “vãi”, vừa khó nghe lại rất nhanh (tôi đoán rằng ở vùng nào đó của Anh). Nhưng kể ra cũng hay, vì mình biết được nhiều kiểu ngữ điệu khác nhau.

Tạm thời là như thế, nếu bạn có hứng thú, thì lên youtube gõ tên channel vào khung tìm kiếm.

Learning by Praticing

Lại nói về xem, tôi có xem phim của Mỹ (mặc dù tôi đam mê với nền công nghiệp điện ảnh của Nhật Bản hơn), xem có Vietsub đàng hoàng. Sub vừa hiện lên cái là tôi lẩm bẩm dịch cái sub sang tiếng Anh, rồi nghe cái đứa nhân vật trong phim nó nói lại, so sánh xem mình nói có giống nó nói hay không. Theo cách đó, tôi luyện được khá nhiều về cái gọi là “Think in English”, khả năng phát âm cũng tăng tiến rõ rệt, mỗi cái là xem phim kiểu đó, phí phim đi, vì toàn lẩm bẩm, chả chú ý gì đến phim cả. Trừ mấy phim tâm lý xã hội có mấy cảnh liên quan đến sinh lý, thì tôi theo dõi rất chăm chú, không bỏ sót bất cứ một tình tiêt nào.
Hiện tại tôi không phải kẻ cuồng chơi game, nhưng thi thoảng tôi có chơi đôi chút để giải trí. Trong các game có mấy nhân vật nó hay nói mấy câu thoại lặp đi lặp lại, đặc biệt trong các game Moba. Game tôi chơi nhiều nhất là League of Legends, vì khá dễ chơi, và cốt truyện khá hay, có nhiều nhân vật, khi chơi nó lại nói vài câu, mình cũng nói câu đó với nó luôn. VD: Lucian: “Everybody die, some, just need a little help”, Teemo: “Captain Teemo on Duty”, Jarvan: “By my will, this shall be finished”, Draven: “Welcome, to the league of Draven”, Jayce: “I fight, for a brighter tomorrow”,… Tập nhái giọng của mấy nhân vật game này khá là vui, nó luyện cho tôi được nhiều cách phát âm theo nhiều phong cách khác nhau. Với lại, cứ khi chơi mà lại nói lảm nhảm mấy câu đấy, cảm giác nhập tâm hơn, đánh nó vi diệu hơn. Bạn hỏi tôi rank mấy ư? Rank tôi cao lắm, Đồng 5 nhé, số 5 là số lớn nhất rồi còn gì…

Learning by Playing

Tôi, được thầy lang làng tôi phán là có bệnh tự kỉ cường độ nhẹ. Tại tôi thích ở một mình. Trong lúc những thằng khác bỏ công bỏ sức ra đi với gấu nó, không có gấu thì tìm cách chau chuốt làm đẹp để tán gái, hay cắm đầu vào chơi game, đi phượt này nọ, hoặc là đi nhậu nhẹt thác loạn, đi bar, đi vũ trường…, thì tôi ở nhà. Hỏi tôi có chán không ư? Có, chán chết mẹ lên ấy. Thế rồi tôi tự bày ra trò chơi cho bản thân mình, để cho não bộ bận rộn suy nghĩ. Một trong các trò chơi tôi rất thích, là chơi với các từ tiếng Anh.

Luật chơi đơn giản, tôi phải tìm và đọc ra tất cả các từ tôi biết mà nó có một âm tiết đầu giống nhau. Ví dụ như:
Âm đầu là “con”, tôi có connect, convert, conduct, conjuntion, confuse, conquest, convince, contract, continue, control, concurrence… blah blah blah (No condom this time, please)

Âm đầu là “com”, tôi có commit, compare, compile, community, compromise, combat, compose, computer, combo, common, comma, comment,… blah blah blah

Âm đầu là “inter”, tôi có interact, intercept, interrupt, interview, integrate, internet, international, internal, interest, … blah blah blah (Inter Milan, hehe)
Thế là tôi tiêu phí thời gian vào để tìm ra những từ đó, đọc chúng lên lần lượt, và cảm thấy rất là thích thú, vì chúng đa phần là phát âm na ná nhau. Cứ thử đọc một chuỗi như thế mà xem. Dần dần tôi phát hiện ra được quy luật phát âm của các từ, hoặc các cụm từ, thế là sau này khi gặp từ mới, tôi cũng không cần phải lo lắng là phát âm thê nào, vì tôi biết quy luật của chúng rồi, cứ thế mà đọc thôi. Và cái nữa là, tôi ôn lại được một mớ từ vựng. Và thi thoảng tôi lại lôi một trong mấy từ đó ra để lẩm bẩm trong mồm, một mình. Cứ mỗi lần lẩm bẩm, là có cảm giác xung quanh có mấy ánh mắt nhìn, chắc mấy người đó nghĩ “thằng này nó bị điên, tự lảm nhảm một mình”. À thôi kệ, cứ miễn sao khá tiếng Anh là được rồi. Để sau này tôi sẽ nhìn chúng nó và nghĩ “what the fuck he/she is saying?” khi được nghe họ nói tiếng Anh.

Thế thôi, cách học của tôi đơn giản là thế, tôi vừa được thoải mái, lại không cần quá nhiều thời gian để học, tiết kiệm chi phí, ngoài tiếng Anh ra thì còn thu lượm lại rất nhiều thứ kiến thức khác. Để giờ đây tuy không biết gì nhưng cũng tự tin đứng ra chém như ai vậy, “thằng vua thua thằng liều”, hàn lâm, ngữ pháp cho cố vào, rồi cuối cùng cũng chẳng thể đủ tự tin mà viết một bức mail, hay tự tin đi nói chuyện với người nước ngoài. Và tôi cũng chẳng cần bỏ tiền triệu ra để đi học mấy khóa Anh ngữ kiểu “giáo viên nước ngoài”, “thời gian thực hành nhiều”,… blah blah blah. Cứ chém đi đã, trước sau gì Tây nó cũng hiểu ấy mà. Cái kiểu ngày xưa, mấy bà cô hay dọa là “đọc sai, viết sai, Tây nó cười cho”, giờ mới biết, mấy bà đó nói láo.

Xin đừng hỏi tôi như thế nữa!

“Anh ơi, cái này nó như thế này, giờ em phải làm gì tiếp?”
“Anh ơi, như thế này là sao vậy ạ?”
“Anh ơi, em muốn…, vậy em cần làm gì?”
“Anh ơi….”

Trời ạ, đừng hỏi tôi những câu như vậy nữa, có được không?

Mỗi ngày tôi nhận được 1 lượng không phải ít, cũng không phải nhiều những câu hỏi như thế này. Và tôi nói thật là, chúng khiến tôi phải ngán ngẩm, thực sự tôi rất nản. Các bạn trẻ, các bạn lặp đi lặp lại nhữngcâu hỏi kiểu như thế, các bạn không thấy chán à?

Các bạn nghĩ hỏi nhiều là chứng tỏ sự ham học hỏi à? Đối với những câu hỏi như trên, tôi chẳng thấy gì gọi là tinh thần học hỏi cả, chỉ thấy một sự thụ động và lười biếng, ngại khó ngại khổ mà thôi.

Tại sao?

Đọc bài viết này trước: http://www.hvaonline.net/hvaonline/posts/list/10525.hva . Khi nào bạn đọc xong, thì quay lại đọc tiếp bài viết này.

Bạn đọc xong rồi thì bạn đã rút ra điều gì chưa? Mấu chốt vấn đề nó nằm ở đấy đấy.

Bài viết mà tôi dẫn link phía trên, là bài viết rất kinh điển, và tôi nghĩ rằng tất cả mọi người cần phải đọc nó. Vậy bạn đọc rồi, bạn đã biết mình đang gặp ván đề gì chưa, và tại sao tôi phát khùng lên vì những câu hỏi đó chưa?

Thứ nhất, đặt những câu hỏi kiểu như thế chỉ khiến khả năng tư duy của mình bị kém đi. Hỏi những câu như thế, rồi được một người nào đó trợ giúp, trả lời hộ. Thế thì đáp án là đáp án của người ta, bạn không có gì ngoài cái kết quả đạt được trước mắt, mà bản thân không có một cái gì gọi là “tích lũy trải nghiệm”. Đúng, cái sự học muôn đời phải có chính là sự trải nghiệm, chỉ có chăm chăm tìm kiếm kết quả mà không tự mình trải nghiệm, tự mình tìm tòi, tự mình tích lũy, thì cuối cùng cũng chỉ có được mớ kiến thức của người ta thảy lại tận mồm, không phải của mình. Việc nghiên cứu giống như là một cuộc phiêu lưu vậy, thế nên, đừng quan trọng đích đến, hãy chú ý vào việc tìm kiếm cho mình những trải nghiệm trong suốt chuyến đi, điều đó mới thực sự là giá trị. Chứ nếu như bây giờ, bạn hỏi, tôi đưa cho bạn kết quả, và bạn sẽ chỉ biết là trong trường hợp đó thì phải làm như thế, và kết quả nó ra như vậy. Nếu như gặp phải trường hợp khác thì sao? Tôi biết rồi, bạn sẽ lại hỏi tôi, hoặc người nào khác. Cứ như thế mãi, trong tay bạn có được cái gì? Chẳng có gì đâu, thật sự đấy.

Thứ hai, đặt những câu hỏi kiểu như thế chỉ chứng tỏ rằng bạn không biết khả năng của bạn đang ở mức nào, dẫn đến việc không đánh giá đúng sự việc. Tại sao? Bạn nghĩ mình còn quá “gà”, quá thiếu kinh nghiệm, điều đó đúng, nhưng không thể dựa vào đó để bao biện cho việc lười tìm hiểu được. Và những người đưa cho bạn đáp án, bạn sẽ nghĩ người ta giỏi hơn bạn, và bạn sẽ có đôi lần mơ ước mình được trở nên giỏi như họ, phải vậy không? Thật lòng, tôi khuyên bạn đừng nghĩ theo phương diện đó, có ước mơ là tốt, có ngưỡng mộ là tốt, nhưng ở trong trường hợp này nó không phù hợp. Với cá nhân tôi, trước đây và bây giờ đây tôi luôn luôn tự học, tự nghiên cứu, khi nhìn thấy một người giải quyết được vấn đề nào đó mà tôi không làm được, tôi nghĩ rằng những vấn đề đó thực ra rất đỗi bình thường, họ giải quyết được, tôi không giải quyết được, đơn giản không phải họ giỏi hơn tôi, mà là tôi ngu hơn họ. Tôi biết mình ngu, nên càng phải phấn đấu hơn nữa để trở thành những người “bình thường” như họ. Và từ đó tôi có động lực và mong muốn được tự giải quyết vấn đề.

Tôi luôn tự hỏi mình với mỗi vấn đề tôi gặp phải, và không biết hướng giải quyết “Nếu những người “bình thường” kia là mình, thì họ sẽ giải quyết vấn đề này thế nào? Tại sao họ lại làm như vậy?”. Tin tôi đi, bạn hãy thử phương pháp này trong 1 thời gian, bạn sẽ biết tôi nói đúng hay sai. Hãy tự tìm ra hướng đi của mình, dù đúng hay sai, thì đó là hướng đi của bạn tự tìm ra, tự trải nghiệm, nó thực sự tốt hơn là đồ ăn sẵn. Đến một ngày nào đó, bạn sẽ trở thành 1 người “bình thường” như bao người khác.

Về kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi chỉ thực sự tự học, trong khoảng hơn 3 năm trở lại đây. Trong suốt ba năm dấy, tôi chưa bao giờ đặt câu hỏi cho người khác, trên tất cả các forum hay các group mà tôi tham gia. Tôi chỉ hỏi chính bản thân tôi, và Google. Cái cách tôi học hỏi từ những người “bình thường” khác, là tôi tham gia cùng họ để thảo luận về các vấn đề, tôi đưa ra ý tưởng của tôi, và họ nếu thấy tôi sai, hoặc thiếu sót, họ sẽ chỉnh sửa và bổ sung cho tôi ngay lập tức. Có nghĩa là, tôi hoàn toàn không hỏi họ, không nhờ vả họ giúp tôi, tôi thảo luận với họ 1 cách bình đẳng, và từ đó tôi rút ra được những kinh nghiệm cho riêng mình, tự bổ sung những gì tôi còn thiếu và sửa chữa những gì tôi sai sót. Những người “bình thường”, họ rất chịu khó chia sẻ và thảo luận với bạn, nếu như bạn cho họ thấy bạn có quan điểm riêng, có sự tìm tòi nghiên cứu của riêng bạn. Đừng sợ mất thời gian, mà hãy sợ rằng mình không đủ kiên nhẫn để mà tìm hiểu, thế thôi.

Chút cảm nghĩ trong mấy ngày cuối tuần, và hi vọng rằng nó giúp ích cho ai đó…